Sử dụng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi, trong quá trình sản xuất, nhuộm vải thì việc phát sinh nước thải là điều tất yếu. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, chi phí xử lý cho mỗi mét khối nước thải rất cao. Vậy, làm sao để xử lý nước thải dệt nhuộm một cách hiệu quả? Có cách nào để doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư và vận hành không? Sử dụng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm sẽ là một trong những sự lựa chọn hữu hiệu dành cho doanh nghiệp lúc này.
Hiện trạng nước thải ngành dệt may trong thời gian gần đây
Với sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp như hiện nay đã kéo theo số lượng nhà máy, xí nghiệp ngày càng tăng. Bên cạnh những đóng góp to lớn về mặt kinh tế thì cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt là một lượng lớn chất thải đổ ra môi trường mỗi ngày. Điều này đã gây ra nhiều tác động xấu đến con người và môi trường sống.
Đối với ngành dệt may, các loại chất thải, nước thải chủ yếu được tạo ra từ quá trình sản xuất, nhuộm vải,… Trong đó, nước thải từ công đoạn nhuộm màu là một trong những nhóm chất thải khó xử lý. Bởi trong thành phần có chứa nhiều chất hữu cơ, nhóm phức mang màu khó phân hủy.
Theo thống kê, hằng năm ngành công nghiệp dệt may sử dụng hàng nghìn tấn hóa chất dệt nhuộm. Các loại hóa chất này chỉ có hiệu suất sử dụng tối đa là 95% (thường là 70 – 80%). Như vậy, vẫn còn một dư lượng hóa chất tồn động lại sau quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế thì với 30 triệu m3 nước thải dệt may đổ ra thì chỉ khoảng 10% là được xử lý. 90% nước thải còn lại bị đổ trực tiếp ra môi trường. Một phần nguyên nhân dẫn là do các cơ sở sản xuất chưa trang bị hệ thống xử lý. Hoặc cũng có thể là do hệ thống không đạt chuẩn, bị hư hỏng.
Thành phần nước thải dệt nhuộm
Nguồn nước thải được tạo ra từ quy trình sản xuất dệt nhuộm chứa rất nhiều chất khó phân hủy. Những hóa chất này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và con người nếu không được xử lý đúng cách trước khi đổ ra ngoài.
Thành phần nước thải dệt nhuộm
Nước thải trong công nghệ nhuộm vải thông thường sẽ có nhiệt độ, độ màu COD và BOD cao, chứa nhiều thành phần phức tạp với nồng độ dao động khác nhau nên rất khó xử lý, phải áp dụng đúng quy trình và sử dụng đúng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm mới có thể làm sạch.Cụ thể trong thành phần của nước thải này gồm có:
CHỈ TIÊU | ĐƠN VỊ | NỒNG ĐỘ |
Độ pH | – | 8.6 – 9.8 |
Nhiệt độ | oC | 36 – 52 |
Độ màu | Pt-Co | 350 – 3710 |
SS | mg/L | 69 – 380 |
COD | mgO2/L | 360 – 2448 |
BOD5 | mgO2/L | 200 – 1450 |
Ntổng | mg/L | 22 – 43 |
Ptổng | mg/L | 0.9 – 37.2 |
Cr6+ | mg/L | 0.093 – 0.364 |
Pb | mg/L | KPH-0.007 |
Cd | mg/L | KPH-0.00025 |
Hg | mg/L | KPH |
As | mg/L | KPH-0.013 |
Đặc tính nước thải dệt nhuộm
Thông số | Đơn vị | Hàng bông dệt thoi | Hàng pha dệt kim | Dệt len | Sợi |
Nước thải | m3/t.vải | 394 | 264 | 114 | 236 |
pH | – | 8 – 11 | 9 – 10 | 9 | 9 – 11 |
TSS | mg/l | 400 – 1000 | 950 – 1380 | 420 | 800 – 1300 |
BOD5 | mg/l | 70 – 135 | 90 – 220 | 120 – 130 | 90 – 130 |
COD | mg/l | 150 – 380 | 230 – 500 | 400 – 450 | 210 -230 |
Độ màu | Pt – Co | 250 – 600 | 250 – 500 | 260 – 300 | – |
Nguồn phát sinh nước thải trong công nghiệp dệt nhuộm
Tất cả các công đoạn trong quá trình dệt nhuộm đều có thể tạo ra chất thải, bao gồm cả công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm, hoàn tất và chủ yếu được phát sinh từ các nguồn sau:
- Các tạp chất được tách ra từ vải sợi, chẳng hạn: tạp chất chứa Nitơ, dầu mỡ, chất bụi bẩn dính vào sợi vải.
- Hóa chất ngành dệt may, nhuộm vải gồm: hồ tinh bột, các loại thuốc nhuộm, chất trơ (không phản ứng với các chất khác trong mọi điều kiện), chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
- Các hợp chất khác như: H2SO4, NaOCl, H2O2, Na2SO3, Na2CO3, CH3COOH, NaOH,…
Bên cạnh đó, các yếu tố như: đặc tính chất liệu nhuộm, bản chất thuốc nhuộm, hóa chất sử dụng và các chất phụ trợ cũng đóng vai trò quyết định thành phần nước thải.
Các loại hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm phổ biến
Để nước thải dệt nhuộm trước khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn, không còn các loại cặn bẩn, kim loại nặng, hóa chất từ thuốc dệt nhuộm thì chắc chắn không thể thiếu thành phần các loại hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm. Sau đây là một số loại phổ biến và được ứng dụng trong các quy trình xử lý nước thải từ nhà máy dệt nhuộm.
Hóa chất khử màu
Hóa chất khử màu là hợp chất Polymer Cation bậc 4, có thành phần không độc hại đối với sức khỏe con người và cả sinh vật sống. Hóa chất Polymer Cation bậc 4 có nhiệm vụ khử màu nước thải dệt nhuộm, đồng thời kết bông, giảm COD trong nước thải đáng kể.
Các nhà máy dệt nhuộm sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm lưu huỳnh thường ưu tiên sử dụng hóa chất khử màu để xử lý đầu tiên.
Đặc điểm, tính chất
- Hóa chất khử màu được sản xuất dưới dạng nhựa cao phân tử với dung dịch màu trắng nhạt.
- Đặc tính của loại hóa chất này đó là rất dễ hòa tan trong nước.
- Độ pH (10%): 4.5 – 5.5.
- Khối lượng rắn: >50%.
Cách sử dụng
- Pha loãng với nước từ 10 đến 40 lần rồi cho trực tiếp vào bể nước thải, khuấy trộn vài phút rồi chờ lắng hoặc nổi bông trên bề mặt.
- Đồng thời điều chỉnh độ pH trong nước thải từ 7 đến 10 để đạt kết quả tốt nhất.
- Hóa chất khử màu có thể được thí nghiệm với PAC khi độ màu COD cao, tuy nhiên không nên trộn cả 2 vào cùng một lúc mà nên thử nghiệm dùng trước hoặc dùng sau để đánh giá kết quả trước.
Hóa chất trợ lắng PAM
Hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm PAM có công thức hóa học là C3H5N, được biết đến với nhiều tên gọi khác như Polyacrylamide, Anion hay Anionic Polyacrylamide. Hóa chất PAM có đặc tinh tan trong nước nhưng không tan trong dung môi hữu cơ. Loại hóa chất này được ứng dụng nhiều trong nền công nghiệp xử lý nước thải tại nhà máy dệt nhuộm, giấy, dầu khí, dầu mỏ với vai trò làm chất trợ lắng, giảm lực cản ma sát giữa các chất và được chia làm 4 loại chính, bao gồm Anion, Cation, không Ion và Amphoteric.
Đặc điểm, tính chất
- Được sản xuất dưới dạng bột, cần lưu trữ trong môi trường kín và duy trì nhiệt độ dưới 40oC.
- Hóa chất PAM tan nhanh trong nước và có thể xử lý lượng nước thải cao chỉ mới một tỷ lệ rất nhỏ.
Ứng dụng
Hóa chất PAM được dùng làm chất bôi trơn và keo tụ khoáng chất trong lòng đất, gắn kết chất thải trong quá trình keo tụ – tạo bông tại nhà máy dệt nhuộm. Xử lý nước được cấp từ sông, nước mưa có chứa khoáng chất cao, độ đục lớn.