Trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, vật liệu chính là linh hồn của toàn bộ công trình, do đó việc tìm hiểu, lựa chọn vật liệu, nhà phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với các hạng mục có nhu cầu sử dụng các loại kính xây dựng với số lượng lớn thì nên tìm đến các công ty sản xuất kính xây dựng uy tín để vừa đảm bảo chất lượng, vừa nhận được bảng giá tốt nhất.

1.  Tác dụng của các loại kính xây dựng

Kính cường lực, kính dán, kính hộp, … là những loại kính chuyên dụng trong các công trình kiến trúc. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn cần phải lựa chọn những sản phẩm kính phù hợp.

Kính cường lực là sản phẩm quen thuộc, xuất hiện tại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng

Dưới đây là những công dụng phổ biến nhất mà kính xây dựng mang lại:

  • Giúp cho các không gian như được mở rộng dù được ngăn cách hoàn toàn.
  • Ngăn cản tối đa các tạp âm bên ngoài. Do đó kính xây dựng thường được lắp đặt làm vách ngăn phòng họp tại các văn phòng.
  • Sử dụng trong hạng mục cửa của những tòa cao ốc đẳng cấp.
  • Làm cửa sổ, cửa nhà tắm, lan can, mái che, …
  • Ngăn cản những ánh sáng độc hại tấn công vào không gian bên trong căn phòng.
  • Giảm hiệu ứng truyền nhiệt của ánh mặt trời. Nó giúp cho căn phòng của bạn mát mẻ, dễ chịu hơn.

Kính xây dựng vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa có khả năng ngăn chặn những tia độc hại. Đồng thời nó góp phần bảo vệ sức khỏe con người

2.  Cách lựa chọn kính xây dựng

Ngoài việc tìm hiểu về công ty sản xuất kính xây dựng bạn còn cần nắm được các lưu ý khi chọn kính.

Đối với vách kính cửa nhà tắm: phòng tắm sử dụng kính làm vách ngăn không chỉ tăng thêm được sự sang trọng, đẳng cấp. Công ty sản xuất kính cường lực  thường người ta  lựa chọn những tấm kính cường lực loại 8mm. Với độ dày này sẽ tạo nên sự thông thoáng cho công trình.

Kính xây dựng làm vách ngăn nhà tắm giúp không gian như được mở rộng hơn

Chọn kính xây dựng là vật liệu cốt lõi cho các công trình làm bằng khung kim loại. Các showroom ô tô, nhà hàng, khách sạn, nhà hàng yêu cầu độ bảo mật, an toàn và giảm tiếng ồn tốt. Vì vậy bạn nên thường lựa chọn các loại kính xây dựng có độ dày khoảng 19mm trở nên.

Kính xây dựng làm cửa của những tòa cao ốc. Các tòa cao ốc thường sử dụng nhiều loại kính có chiều dày khác nhau cho từng vị trí thích hợp. Ví dụ như: cửa ra vào thường là loại kính 12mm, vách ngăn là kính 10mm, còn các ô cửa trang trí thì có thể lựa chọn loại kính dày 8mm.

Các tòa cao ốc thường lựa chọn nhiều loại kính khác nhau để tạo không gian mở

Chọn kính làm lan can. Với lan can cầu thang, lan can ban công thì bạn có thể lựa chọn kính có chiều dày 10mm. Còn đối với cầu thang kính thì có thể sử dụng những tấm kính có chiều dày 12mm. Độ dày này sẽ giúp tăng tính năng chịu lực, và tạo cảm giác vững chắc cho cầu thang.

3. Nguyên liệu và quy trình sản xuất kính nổi

Kính là một vật liệu trong ngành xây dựng khá phổ biến hiện nay. Mặc dù trông đơn giản vậy nhưng quy trình sản xuất chúng khá phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào cũng cần phải được chọn lọc kỹ càng. Hãy cùng Khoáng Sản Xanh tìm hiểu về nguyên liệu và quy trình sản xuất kính nổi trong bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm về kính nổi: 

Kính nổi là một tấm kính được sản xuất bằng phương pháp kéo nổi nằm ngang thủy tinh nóng chảy nổi trên bề mặt kim loại nóng chảy, điển hình là thiếc. Nó dự vào nguyên tắc tỷ trọng, thủy tinh lỏng có tỷ trọng là 1,40- 1,42 g/cm3 nhẹ hơn thiếc lỏng là 5,85g/cm3. Trước đây chì và các kim loại khác cũng được sử dụng tuy nhiên không hiệu quả bằng thiếc. Phương pháp này cho tấm kính có độ dày đồng đều của tấm và bề mặt rất phẳng.

Thiếc là kim loại có giá thành rẻ, nó thích hợp cho quá trình thủy tinh nổi vì nó có trọng lượng riêng cao, có độ kết dính và không thể tách rời với thủy tinh nóng chảy. Thiếc, tuy nhiên, oxy hóa trong một bầu không khí tự nhiên để tạo thành thiếc dioxide (SnO2). Được biết đến trong quá trình sản xuất là đan xen, điôxít thiếc bám vào kính. Để ngăn chặn quá trình oxy hóa, bể thiếc được cung cấp một hỗn hợp khí bảo là nitơ và hydro ở áp suất dương.

  1. Nguyên liệu đầu vào:

Nguyên liệu sản xuất kính bao gồm:

+ Cát Silica: là một chất phi kim loại có công thức hóa học là SiO2, chúng được tìm thấy nhiều trong tự nhiên và tồn tại ở dạng cát thạch anh hay bột thạch anh.

+ Đá Dolomit: là một loại đá trầm tích cacbonat và là một khoáng vật, công thức hóa học của tinh thể là CaMg(CO3)2

+ Soda (Natri Cacbonat)

+ Đá vôi

+ Muối Sunfat

+ Một số phụ gia khác làm chất màu, chất tinh chế hoặc để điều chỉnh vật lý và tính chất hóa học của thủy tinh.

 

  1. Quy trình sản xuất kính nổi: 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, tuyển chọn kỹ càng về chất lượng. Bao gồm: Cát Silica, đá Dolomit, Soda, Đá Vôi, Muối Sunfat và các phụ gia khác. Kiểm tra các nguyên liệu phù hợp trước khi cho vào máy.

Giai đoạn 2: Cân trộn nguyên liệu theo tỷ lệ:

+ Nguyên liệu thô được đưa lên cân theo tỷ lệ

+ Trộn lại với nhau trong một thiết bị trộn lớn

+ Thêm thủy tinh vụn theo tỷ lệ phù hợp.

Trong giai đoạn này, nguyên liệu dễ nóng chảy và tăng thêm độ cứng tấm kính.

Giai đoạn 3:  Nấu chảy thủy tinh:

+ Nguyên liệu và thủy tinh vụn được đưa vào lò nấu thủy tinh (khoảng 1600 độ C)

+ Thủy tinh sau khi ra có nhiệt độ khoảng 1200 độ C

(Để thủy tinh được đúng kích thước, yêu cầu cấu tạo của lò thủy tinh rộng 9m, dài 45m, chứa được khoảng 1200 tấn thủy tinh).

Giai đoạn 4Tạo hình thủy tinh:

Kính chảy trên bề mặt thiếc tạo thành dải băng kính nổi dài nhẵn 2 mặt, đều. Sau đó nhiệt độ giảm từ 1100 độ xuống còn 600 độ C.

Tấm kính được nâng từ bể thiếc lên các con lăn với tốc độ được kiểm soát. Độ dày và kích cỡ của tấm kính được quyết định bằng 1 thiết bị hỗ trợ là máy kéo biên đặt 2 bên bể thiếc.

Giai đoạn 5: Ủ kính và làm nguội:

Sau khi ra khỏi bể thiếc, tấm kính qua lò ủ nhiệt khoảng 100m. Sau đó được làm lạnh dần để không bị căng và nứt.

Kính được thoát khỏi lò ủ nhiệt khoảng 50-60 độ C.

Giai đoạn 6: Cắt và đóng gói thành phẩm:

Kính sẽ được cắt bằng máy và phân loại theo từng kích cỡ, sau đó đóng gói thành phẩm.